thumbnail

Thực phẩm thuần chay có thể giúp bạn chống lại bệnh Covid-19 không?

Viết bởi Ngọc Chi Lê - 3 phút đọc

1. Ăn thuần chay có tốt cho sức khỏe không?

Nhiều người vẫn hay quan niệm rằng, việc ăn thuần chay sẽ dễ dẫn đến việc thiếu chất đạm cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, đây lại là một quan điểm rất lỗi thời, bởi vì hiện nay, có rất nhiều sản phẩm thuần chay đầy dưỡng chất trên thị trường, thậm chí có thể còn bổ dưỡng hơn cả thịt cá nữa.

Ăn thuần chay và sức khỏe

Theo những nghiên cứu gần đây, việc ăn thuần chay có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như sau: Một làn da khỏe mạnh. Tăng tuổi thọ. Giảm huyết áp. Giảm nguy cơ béo phì. Cải thiện sức khỏe tim mạch. Giảm triệu chứng hen suyễn. Hạn chế nguy cơ mắc ung thư.

Việc ăn thuần chay cũng có khả năng làm giảm việc mắc Covid mức độ nặng. Cụ thể, người ăn chay khi mắc Covid sẽ có ít nguy cơ bệnh tiến triển nặng hoặc trung bình (Theo nghiên cứu trên tạp chí BMJ Nutrition, Prevention & Health).

Bên cạnh đó, nhiều người chọn cách ăn thuần chay như một phương pháp để bảo vệ quyền lợi của động vật.

shutterstock_414359203_1024x678_607f142d2a.jpg

2.Người ăn thuần chay có đủ sức khỏe chống lại dịch bệnh Covid-19 không?

Nếu chẳng hay mắc phải bệnh Covid-19, bạn cần bình tĩnh và tăng cường các thực phẩm giàu đạm (protein) cho bữa ăn hàng ngày, hoa quả tươi, các loại nước ép, rau xanh, tỏi, gừng để nâng cao sức đè kháng. Bên cạnh các loại thực phẩm, người bệnh cũng cần đảm bảo uống đủ lượng nước cần thiết - trung bình 2 lít/ngày.

Các thực phẩm gợi ý như sau:

Đạm thực vật: bạn có thể bổ sung đạm từ các loại hạt (như hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều...); các loại đậu (đậu tương, đậu nành, đậu đỏ), yến mạch, ngũ cốc như hạt diêm mạch, các loại hạt, đậu lên men như men dinh dưỡng, tempeh và đậu natto.

Hoa quả: các loại trái hoa quả tươi chứa nhiều nước và như cam, quýt, lê, táo, dưa hấu… Rau xanh: những loại rau chất chống oxi hóa và vitamin như rau cần tây, súp lơ, măng tây...

bữa ăn thuần chay.jpeg

  1. Thực đơn dinh dưỡng cho người ăn thuần chay khi bị Covid-19 Những lưu ý về dinh dưỡng

Người mắc Covid cần đảm bảo nhất là ăn đủ 3 bữa chính, phải ăn kể cả bị mệt hay không muốn ăn.

Ngoài ra, người bệnh điều trị tại nhà có thể bổ sung dinh dưỡng qua các bữa ăn phụ trong ngày. Các loại vitamin, khoáng chất có trong trái cây của bữa phụ giúp tăng đề kháng.

Mặt khác, nên tránh các thực phẩm chứa hàm lượng muối cao (rau, dưa muối…) và các loại đồ ngọt. Đồ ăn có nhiều đường có thể khiến đường huyết tăng, ảnh hưởng đến sự chống đỡ của cơ thể với Covid.

Cuối cùng, hãy đảm bảo các thức ăn, đồ uống đều trong trạng thái ấm khi đưa vào cơ thể.

Thực đơn gợi ý

Dưới đây là một số gợi ý về thực đơn dinh dưỡng để người ăn thuần chay có thể tham khảo như một biện pháp hỗ trợ điều trị Covid. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quên kết hợp chế độ ăn đúng và đủ với thuốc điều trị của bác sĩ để chống lại virus một cách hiệu quả nhé:

Thực đơn 1

Sáng: Bánh bao chay (hoặc bánh mì với mứt hoa quả) + Sữa đậu nành Trưa: Cơm gạo lứt + Canh bí đỏ + Đậu hũ sốt cà chua + Dưa leo (dưa chuột) Tối: Cơm + Canh bí xanh + Nấm kho đậu + Măng tây xào

Bữa phụ 1: 2-3 múi bưởi Bữa phụ 2: Nửa quả cam

Đậu nành nổi tiếng giàu protein, sẽ là nguồn cung cấp thiết yếu đối với người ăn chay. Măng tây cũng giúp bổ sung đạm cho cơ thể. Trong khi đó, cam, bưởi chứa nhiều vitamin C, rất hữu ích khi thúc đẩy hệ thống miễn dịch. Bí đỏ là nguồn omega 3 và 6 giúp giảm nhẹ triệu chứng hậu Covid.

Thực đơn 2

Sáng: Cháo yến mạch với hoa quả và hạt chia + Nước gừng ấm Trưa: Cơm gạo lứt + Canh cải thảo + Mướp đắng hầm với đậu hũ hoặc tempeh Tối: Cháo gạo lứt và các loại đậu (đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng) + Dưa hấu

Bữa phụ 1: Sữa chua hạt và ngũ cốc Bữa phụ 2: Sữa hạt óc chó, hạnh nhân /Nước ép cam, cà rốt

hita-vegan-mon-chay-de-lam-tu-dau-phu-xao-que-ca-rot.png

Các loại rau xanh đậm là nguồn chất xơ dồi dào cho bệnh nhân Covid. Sữa hạt giúp cung cấp đạm, giàu zeaxanthin giúp thị lực khỏe mạnh. Cucurbitacin E có trong dưa hấu có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm. Sữa chua hạt ngoài chứa nhiều protein còn có ích cho hệ miễn dịch của bạn.

(Những món ăn trên đều là gợi ý của STC, bạn có thể điều chỉnh phù hợp với sở thích cá nhân và nguyên liệu sẵn có ở nhà).

Ngoài ra, để mau khỏi bệnh và tránh mắc lại bệnh Covid-19, bạn vẫn nên duy trì các bữa ăn đều đặn và đầy đủ để cơ thể hồi phục được tốt nhất. Các bài tập thở cũng là một liều thuốc kết hợp vô cùng hữu ích.

Như đã đề cập ở trên, các chất dinh dưỡng trong thực vật hoàn toàn có thể giúp người ăn thuần chay đầy đủ sức khỏe để chống lại dịch bệnh Covid-19. Các món ăn thuần chay có thể cung cấp tốt năng lượng cho cơ thể, đồng thời nâng cao đề kháng. Để tìm hiểu kỹ càng hơn về dinh dưỡng thuần chay, bạn có thể đăng ký tham gia Thử thách 7 ngày thuần chay ở đây để được hướng dẫn chi tiết hơn nhé: link đăng ký

Viết bởi Ngọc Chi Lê - 3 phút đọc